Mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh tăng hiệu quả

 KPI được xem là thước đo hiệu suất công việc của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. KPI giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ công việc và giúp nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn. Bất kỳ bộ phận nào, ngành nghề nào đều có KPI riêng đặc biệt là kinh doanh. Bài viết sau chúng ta sẽ  tìm hiểu mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh tại doanh nghiệp.

1.Chỉ tiêu mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh

a. New Leads/Opportunities: Cơ Hội mới

Đây là chỉ số KPI quan trọng mà người quản lý cần nắm bắt thông tin ở nhân viên thường xuyên. Dựa vào chỉ số đó mà người quản lý nắm được tỷ lệ chuyển đổi trong tuần/thán tăng hay giảm so với đợt trước,… để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

b. Chi phí bỏ ra để tìm kiếm khách hàng mới

Chi phí bỏ ra để nhân viên có được khách hàng mới là bao nhiêu. Dựa trên thông tin đó người quản lý điều chỉnh và thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng cho phù hợp.

Ngoài ra, người quản lý sẽ so sánh tỷ lệ chuyển đổi giữa các nhân viên với nhau để biết được nhân viên nào có thành tích tốt, nhân viên nào không để điều chỉnh và thay thế nhân sự mới.

c.  Doanh số bán hàng theo địa điểm

Để xác định đâu là khu vực tiềm năng để phát triển kinh doanh, người quản lý cần so sánh doanh số bán hàng ở nhiều địa điểm khác nhau trong cùng giai đoạn, để từ đó đưa ra nhận định đâu lầ khu vực tiềm năng.

d. Mức giá của đối thủ 

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên việc tìm hiểu và so sánh đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp có thể biết đâu là thời điểm tốt để đưa ra các chính sách cạnh tranh phù hợp. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng thì quả thật đúng trong trường hợp này.

>>> Xem thêm: Phân biệt KPI và KRI trong quản trị doanh nghiệp

e. Mức độ tương tác với khách hàng 

Kiếm khách hàng đã khó việc duy trì mối quan hệ tốt  và giữ chân khách hàng lại càng khó, đây là đều cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Việc giữ liên lạc thường xuyên và đề xuất giải pháp giải quyết khó khăn cho Khách hàng, khi họ đang sử dụng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng và hài lòng hơn về sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.

Nếu áp dụng yếu tố này vào KPI của phòng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt mức độ tương tác của khách hàng với doanh nghiệp hơn.

f. Đo lường sự hài lòng của khách hàng

Để giữ chân khách hàng, mở rộng thị trường cũng như gia tăng số lượng khách hàng. Doanh nghiệp cần phải củng cố và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp.

Việc đo lường sự hài lòng khách hàng giúp doanh nghiệp nắm được nhu cầu, mong muốn khách hàng cũ. Song song đó là tiếp tục phát huy và đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với những khách hàng mới.

2. Cách xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh tại doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh

a.Trưởng bộ phận kinh doanh

Là người hiểu và nắm rõ nhất về đội ngũ kinh doanh của mình một cách tổng quan. Cụ thể như: từ năng lực của đến tình hình sức khỏe của từng nhân viên trong bộ phận. Vì vậy, Trưởng bộ phận kinh doanh là người trực tiếp hướng dẫn, điều chỉnh và đôn đốc nhân viên thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã đề ra.

Trưởng bộ phận cũng sẽ là người trao đổi trực tiếp với lãnh đạo để đưa ra các chỉ tiêu KPI sao cho hợp lý nhất đối với nhân viên.

>>> Dành cho bạn: OKR và KPI với 3 điểm khác nhau mà nhà quản lý cần nắm

b. Bộ phận Hành chính – Nhân sự (Admin)

Thiết lập KPI cho bộ phận hành chính-nhân sự (Admin) để đảm bảo được tính khách quan công bằng và tránh xung đột nội bộ giữa các bộ phận.

Giai đoạn 2: Tạo nền tảng cho KPI

Việc xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh được xét duyệt dựa trên ý kiến của nhân viên và tính chất công việc để đưa ra các tiêu chí. Dù như thế nào thì KPI cũng cơ bản xây dựng theo các tiêu chí:

– Đảm bảo duy trì doanh số bán hàng hóa ổn định

– Tạo được mối quan hệ tốt và duy trì việc chăm sóc khách hàng cũ

– Tìm kiếm được lượng khách hàng mới ổn định

Giai đoạn 3: Chính sách lương thưởng cho bộ phận kinh doanh

Doanh nhiệp nên có các chính sách lương, thưởng phù hợp tùy vào hiệu suất làm việc mà có chế độ  khen, chê và thưởng cho những cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Việc này sẽ góp phần khuyến khích, thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt công việc hơn góp phần tăng doanh thu cho công ty.

Giai đoạn 4: Xây dựng kế hoạch triển khai

Cần có một bản kế hoạch triển khai để định hướng những đầu mục công việc chính. Từ mỗi đầu mục công việc đó sẽ được chia ra, phân tích và đi vào triển khai một cách cụ thể và nhanh chóng. Để làm được việc đó cần phải có một đội ngũ luôn trong tình thần sẵn sàng học hỏi và chiến đấu. 

Giai đoạn 5: Giám sát và đánh giá

Việc giám sát và đánh giá kết quả của bộ phận kinh doanh có hoàn thành tốt hay không là không thể thiếu trong việc xây dựng KPI. Điều này cần thiết để giúp duy trì và phát triển mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý tuyển dụng nhân tài

3. Một số lưu ý khi xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh tại doanh nghiệp

Dưới đây là một số lưu ý doanh nghiệp nên tham khảo trước khi xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh: 

KPI xây dựng dựa theo số người chịu ảnh hưởng bởi các chỉ số đo lường ấy

Chỉ số KPI cần phải xây dựng khách quan, không nên dựa vào ý kiến chủ quan của một vài cá nhân nào đó.

KPI cần bắt nguồn từ chiến lược và tập trung vào sự cải tiến cho doanh nghiệp

Công việc cần được nêu ra dễ hiểu, rõ ràng và đơn giản.

Kế hoạch KPI cần có sự nhất quán để có thể duy trì và cải tiến trong tương lai

Liên quan đến một mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp

Phù hợp với thực tiễn, mang tính khả thi cao

Phản ánh chuẩn xác quy trình hoạt động khi gặp khó khăn và nên tham khảo ý kiến của các bên liên quan.

Kết luận: Xây dựng mẫu KPI cho vị trí nhân viên kinh doanh là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và áp dụng KPI cho bộ phận kinh doanh nhà mình được hiệu quả hơn.


Nhận xét