Những điều cần biết về bảng lương và bậc lương công nhân

 Hiện nay, quy định tính tiền lương công nhân theo thang bảng lương, bậc lương được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp nhà nước. Còn với những doanh nghiệp tư nhân hay FDI thì mỗi doanh nghiệp có cách tính tiền lương riêng, trong đó, vẫn có một số doanh nghiệp áp dụng theo thang bảng lương như doanh nghiệp nhà nước. Trong khuôn khổ nội dung bài này, CoDX xin đề cập đến cách tính tiền lương công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước.

I. Bảng lương công nhân là gì?

Bảng lương công nhân là bảng quy định mức lương cụ thể mà công nhân được hưởng dựa trên những cơ sở về ngạch lương, bậc lương, hệ số lương và phụ cấp, tùy thuộc vào loại hình công việc, ngành nghề mà công nhân đảm nhiệm.

>>> Xem thêm: Nền tảng chuyển đổi số Doanh nghiệp

Nguyên tắc khi xây dựng bảng lương công nhân

  • Mức lương thấp nhất chi trả cho công nhân đảm nhiệm công việc giản đơn không thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng.
  • Mức lương thấp nhất chi trả cho lao động đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Mức lương của công nhân đảm nhiệm công việc có tính chất độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm được hưởng phải cao hơn ít nhất 5 – 7% so với lao động làm việc trong điều kiện bình thường.
  • Khoảng cách giữa các bậc lương liền kề trong bảng lương công nhân phải ít nhất bằng 5%
  • Khi xây dựng bảng lương phải đảm bảo công bằng, không phân biệt đối xử nam – nữ, màu da, dân tộc, tôn giáo…
  • Căn cứ vào hoạt động tổ chức lao động - sản xuất thực tế, doanh nghiệp nhà nước tự xây dựng bảng lương theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp – Collaboration CoDX Network

II. Bậc lương công nhân là gì?

Bậc lương công nhân là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương công nhân: ngạch lương 6 bậc, 7 bậc…, mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định. Thông thường, số lượng bậc lương trong mỗi ngạch lương dao động từ 5 – 10 bậc.

Số lượng bậc lương phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Quan điểm trả lương của doanh nghiệp: trả lương để kích thích tinh thần làm việc thì số bậc lương ít, trả lương theo quan điểm quân bình thì số lượng bậc lương nhiều.
  • Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu và mức lương tối đa tương ứng với mỗi công việc, ngành nghề.
  • Yêu cầu về đào tạo, mức độ phức tạp của công việc: tính chất công việc càng đơn giản thì số bậc càng nhiều, công việc càng phức tạp thì số bậc càng ít.

Quy định về bậc lương công nhân đối với một số ngành nghề:

Bậc lương một số ngành nghề

>>> Xem thêm: Trình ký điện tử với chữ ký số cho doanh nghiệp 4.0




Nhận xét